Không có phản hồi

Các chuyên gia trong ngành thép cho rằng thị trường thép trên toàn quốc sẽ có tín hiệu khởi sắc vào quý 4 năm 2022. Đây là thời điểm mà nhu cầu về nguyên vật liệu cao nhất trong năm và các dự án xây dựng bắt đầu chạy nước rút theo kịp tiến độ. Nhưng lượng cầu về thép có tăng hay không vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt khi hàng tồn kho của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao và cần có quá trình để xử lý. Cùng Miền Đất Việt khám phá nội dung chi tiết phía dưới bài viết nhé!

Cung và cầu về thép vẫn giảm trong cuối quý III

Theo báo cáo được công bố gần đây nhất của VSA (Hiệp hội Thép Việt Nam), sản lượng sản phẩm thép thành phẩm trong tháng 9/2022 đạt 2,446 triệu tấn, tăng 1,7% và tăng 23,41% so với tháng 8/2022. Sản lượng tiêu thụ các loại đạt 1,998 triệu tấn, giảm 7,19% so với tháng 8/2022 và giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng thép thành phẩm đạt bình quân 20,808 triệu tấn trong chín tháng đầu năm 2022, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm năm ngoái; mức tiêu thụ thép bình quân đạt 19,261 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Cung và cầu ngành thép cuối quý III

Cung và cầu ngành thép cuối quý III

Tình hình xuất khẩu

Cập nhật số liệu đến tháng 8/2022 cho thấy, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 513,74 tấn, giảm 16,26% so với tháng trước và giảm 65,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu đạt 457,61 triệu USD, giảm bằng 68,25% so với cùng thời điểm năm ngoài và giảm 29,02% so với tháng 7/2022. Nhìn chung, so với cùng kỳ năm 2021, trong tháng 8/2022 Việt Nam đã xuất khẩu 5,92 triệu tấn thép, giảm 30,27%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6,08 tỷ USD, giảm 13,35% so với cùng kỳ năm 2021. ASEAN (35,33%), EU (19,68%), Mỹ (10,84%), Hàn Quốc (6,36%) và Hồng Kông (Trung Quốc) ( 4,37%) là điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Tình hình thị trường thép cuối năm 2022

Tình hình thị trường thép cuối năm 2022

Tình hình nhập khẩu

Trong tháng 8/2022, Việt Nam nhập khẩu 785 nghìn tấn thép với tổng kim ngạch 848,9 triệu USD. Con số này giảm 13,65% về lượng và giảm 17,76% về trị giá so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước giảm 8,94% về chất lượng và 11,29% về giá trị. Trị giá kim loại nhập khẩu vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt khoảng 8,18 triệu tấn, tăng 14,11% về giá nhưng giảm 7,97% về lượng so với cùng thời điểm năm 2021. Trung Quốc (46,01%), Nhật Bản (15,67%), Hàn Quốc (11,12%), Đài Loan (9,09%) và Ấn Độ (7,22%) là một trong những quốc gia chính nhập khẩu thép vào thị trường Việt Nam.

Lượng cầu về thép có dấu hiệu tăng nhiệt vào cuối năm 2022

Theo các chuyên gia của Chứng khoán VCBS, phần vốn còn lại dự kiến giải ngân trong năm 2022 và 2023 sẽ là động lực đáng kể hỗ trợ cho hoạt động xây dựng. Theo báo cáo dự báo chứng khoán ngành thép được công bố gần đây, nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu khởi sắc và là tin hiệu tốt cho ngành vào cuối năm nay.

Sau quá trình thắt chặt nguồn vốn rót vào thị trường bất động sản vào năm 2022, VCBS kỳ vọng sẽ có những chính sách nới lỏng nhằm thu nhà đầu tư vào năm 2023. Từ đó, nguồn cung được phục hồi một cách tích cự. Nguồn cung bất động sản ven sông được dự đoán sẽ tăng trở lại từ năm 2023 trở đi. Để tháo gỡ những vướng mắc và hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển ổn định hơn, Chính phủ cũng đang đánh giá những trở ngại về mặt pháp lý và cải thiện chính sách liên quan đến ngành bất động sản. Các yếu tố trên sẽ thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm thép sẽ và kỳ vọng sẽ là cú hích cho sự trở lại của ngành thép xây dựng.

Lượng cung ngành thép cuối năm 2022

Lượng cung ngành thép cuối năm 2022

Như vậy, bài viết trên Xây dựng Miền Đất Việt đã thông tin đến bạn đọc những thông tin liên quan về ngành thép trong giai đoạn cuối năm 2022. Nếu bạn đang có nhu cầu liên quan đến xây dựng nhà phố, thiết kế nhà ở thì đừng quên liên hệ ngay với MDV để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhé!